1. Yến sào - Món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe được nhiều người yêu thích
➢ Yến sào (còn gọi là tổ yến) là một loại thực phẩm quý giá có nguồn gốc từ nước dãi của loài chim yến. Người ta đã tìm thấy trong yến sào có chứa đến 18 loại axit amin (trong đó có 8 loại axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được) và 31 nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe như kẽm, sắt, đồng, canxi... Trong đó, nổi bật phải kể đến các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng như:
✔ Protein: chiếm 50-60% nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, giúp củng cố thêm sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh vặt.
✔ Threonine (một loại axit amin tốt cho gan): chiếm 2.69% giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, nâng cao miễn dịch.
✔ Axit aspartic: Có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh globulin tự nhiên, hỗ trợ tăng sức đề kháng và phòng các bệnh nhiễm trùng.
✔ Isoleucine, fructose: Mang đến khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể sau đau ốm, hậu phẫu.
Yến sào là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe
➢ Còn trong y học cổ truyền, yến sào đã được sử dụng một như vị thuốc quý. Yến sào có vị ngọt, tính bình, đi vào phế, vị, thận, có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế, bổ khí, ích tỳ, dưỡng huyết. Đặc biệt, yến sào rất tốt cho người bị tổn thương phổi hậu F0, giảm ho, tiêu đờm, khó thở, phục hồi chức năng phổi, hạn chế suy nhược cơ thể. Việc sử dụng tổ yến là cách hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, thúc đẩy phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ nhỏ, kéo dài tuổi thọ cho người già.
2. Người mắc đường huyết cao có ăn được yến sào không?
➢ Các chuyên gia đã nhận định, yến sào là một nguyên liệu tự nhiên có tính an toàn cao do được hình thành 100% từ nước dãi chim yến. Trong thành phần của tổ yến hoàn toàn không hề chứa đường. Do đó, người có đường huyết cao vẫn có thể sử dụng yến sào thường xuyên để bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt mà không sợ làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể.
➢ Hơn nữa, trong thành phần của tổ yến còn có mặt hai loại axit amin thiết yếu là isoleucine và leucine, đem đến khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột ở người mắc đái tháo đường. Thêm nữa, các thành phần như aspartic acid, proline và threonine có trong tổ yến có có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm stress và giúp vết thương mau lành.
➢ Ngoài ra, hợp chất phenylalanine còn giữ vai trò hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin (một hoạt chất có công dụng giúp vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể), giúp tăng hồng cầu và bổ máu. Vì thế, nếu bị rối loạn chuyển hóa đường trong máu, bạn hoàn toàn có thể ăn tổ yến thường xuyên để giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình.
Sử dụng yến sào giúp ổn định chuyển hóa đường trong máu
➢ Bên cạnh đó, các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng dồi dào trong yến sào còn giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh đái tháo đường. Vì mặc dù người bệnh vẫn cần ăn uống khoa học điều độ, nhưng nếu ăn uống quá kiêng khem sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất và gây ra mệt mỏi. Lúc này, tổ yến đóng vai trò là cung cấp chất dinh dưỡng lý tưởng mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết của cơ thể.
3. Hướng dẫn sử dụng yến sào đúng cách cho người có đường huyết cao
➢ Yến sào chứa nhiều dưỡng chất mang đến các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người bị rối loạn chuyển hóa đường trong máu nên việc chế biến tổ yến thế nào để không làm mất đi các chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.
➢ Hàm lượng dưỡng chất trong tổ yến có thể bị hao hụt khi bạn nấu trực tiếp hoặc đun sôi ở nhiệt độ trên 100 độ C. Do đó, phương pháp chế biến mang đến hiệu quả tốt nhất chính là chưng cách thủy. Dưới đây là một số cách chế biến tổ yến cho người có đường huyết cao mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Chưng yến sào với đường ăn kiêng
➢ Nếu bạn vẫn muốn thưởng thức yến sào chưng với đường để không bị ngán thì giải pháp lúc này là lựa chọn các loại đường ăn kiêng chuyên dụng.
✔ Chuẩn bị nguyên liệu: 4g tổ yến, 1 lát gừng, lượng đường ăn kiêng tùy theo khẩu vị.
✔ Cách thực hiện: Rửa sạch tổ yến với nước và chưng cách thủy cùng lát gừng trong khoảng 20 phút. Sau đó tắt bếp và cho đường ăn kiêng vào nêm nếm vừa ăn.
3.2 Chưng yến sào cùng hạt sen và táo tàu
✔ Chuẩn bị nguyên liệu: 4g tổ yến, 20g hạt sen, 4 – 5 quả táo tàu.
✔ Cách thực hiện: Đầu tiên rửa sạch tổ yến để loại bỏ bụi bẩn và lông yến. Tiếp theo cho vào nồi và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Mở vung và bỏ hạt sen, táo tàu vào, tiếp tục chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Tắt bếp và thưởng thức, nếu cảm thấy quá lạt có thể cho thêm một ít đường ăn kiêng vào.
3.3 Cháo tổ yến
➢ Nếu đã ngán với cách chưng cách thuỷ, bạn có thể đổi món nấu cháo tổ yến thơm ngon và bổ dưỡng để thưởng thức.
✔ Chuẩn bị nguyên liệu: 4g tổ yến, 20g thịt băm, 1 nửa bát gạo, rau thơm, gia vị.
✔ Cách thực hiện: Tổ yến rửa sạch, loại bỏ lông yến còn sót lại rồi ngâm khoảng 1 – 3 phút. Đem đi chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Gạo sau khi ngâm trong nước thì bắt lên nấu cháo cho nở đều rồi thêm thịt băm vào. Đậy nắp thêm 5 phút rồi bắc ra cho yến đã chưng mềm vào cháo, thêm rau thơm cắt nhỏ và nêm gia vị vừa ăn.
4. Những lưu ý khi dùng yến sào để bồi bổ, tăng cường sức khỏe
➢ Dù rằng yến sào đã được chứng minh có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, để sản phẩm hấp thụ tối đa dưỡng chất mà không làm tăng chỉ số đường huyết, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
4.1 Không sử dụng đường khi chưng yến
➢ Khi cơ thể có lượng đường huyết cao, bạn tuyệt đối không nên cho thêm đường khi chế biến yến sào. Mặc dù đường phèn, táo đỏ hay long nhãn,… là những nguyên liệu được yêu thích cho vào để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng, nhưng với người có đường huyết cao, chúng sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao và tích tụ trong máu. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu này. Tuy nhiên, bạn có thể cho táo đỏ hoặc đường ăn kiêng với một lượng vừa phải để tạo độ ngọt tự nhiên cho món ăn.
4.2 Hạn chế sử dụng tinh bột
➢ Tinh bột cũng là thứ người có đường huyết cao cần hạn chế. Thay vì nấu cháo gạo tẻ, gạo nếp với yến sào, bạn có thể thay thế bằng gạo mầm, gạo lứt, hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như gà ác, chim câu để tạo nên những món ăn lành mạnh, nhưng vẫn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng.
Yến sào Cần Giờ nguyên tổ làm sạch loại 1 hộp 100g
★★★★★
4.3 Không nấu tổ yến quá lâu
➢ Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta chỉ nên chưng cách thủy yến sào trong thời gian 20-30 phút để giữ được nguồn dinh dưỡng quý giá. Nếu chọn cách chế biến các món ăn như cháo yến, yến hầm gà,… thì cần nấu chín các nguyên liệu khác trước, cuối cùng mới cho lượng yến đã chưng cách thủy vừa đủ vào để yến không bị mất đi các dưỡng chất.
4.4 Sử dụng với liều lượng vừa phải
➢ Tốt nhất chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải để người bệnh hấp thu tốt nhất các dưỡng chất có trong yến. Theo khuyến cáo thì người có vấn đề về đường huyết chỉ nên sử dụng 3-4g yến tinh/ngày, ăn 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, nên chú ý ăn các món ăn từ yến vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để cơ thể hấp thu tối đa các chất dưỡng chất trong tổ yến.
Yến sào đảo Khánh Hòa làm sạch hộp 50g
★★★★★
5. Kết luận
➢ Trên đây là những thông tin được Nhân Sâm Thịnh Phát tổng hợp để trả lời câu hỏi người bị đường huyết cao có ăn được tổ yến hay không. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn và người thân sẽ có thể hiểu thêm về tác dụng của yến sào với người có đường huyết cao, cũng như biết cách chế biến và sử dụng với liều lượng hợp lý để cải thiện bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
➢ Nếu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm yến sào chất lượng, chính hãng từ những thương hiệu uy tín như Yến sào đảo thiên nhiên Khánh Hòa và Yến sào nuôi nhà yến Cần Giờ, Quý khách có thể đến trực tiếp showroom của Nhân Sâm Thịnh Phát hoặc đặt hàng tại website nhansamthinhphat.com.
➢ Với phương châm “Bán hàng bằng cả trái tim”, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn đến quý khách những sản phẩm phù hợp nhất với thể trạng hoặc làm quà tặng sức khỏe. Vui lòng liên hệ hotline 0907799988 (điện thoại/ zalo) để được phục vụ tận tâm, nhanh chóng. Chúng tôi sẽ giao hàng nhanh trong ngày tại nội ô TPHCM, từ 2-4 ngày với các tỉnh thành khác.
Ngọc Trâm
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.