➢ Ho là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và là dấu hiệu cơ thể đang phản ứng với các yếu tố tác động từ bên ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ho ở trẻ, do đó trong quá trình điều trị phải hết sức thận trọng và chọn đúng phương pháp.
1. Các nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc những cơn ho kéo dài
❂ Nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên
➢ Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ho kéo dài ở trẻ em do nhiễm virus, vi khuẩn từ trường học, nhà trẻ. Các triệu chứng ho thường kéo dài trên 6 - 7 ngày. Ngoài ra, bệnh nhi còn có thể xuất hiện tình trạng sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi, hắt hơi, đau đầu,...
Nhiễm trùng hô hấp trên là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho dai dẳng
❂ Dị ứng
➢ Một trong những nguyên nhân ít người biết dẫn đến ho kéo dài ở trẻ nhỏ có thể là dị ứng. Chúng làm trầm trọng hơn tình trạng ngứa cổ họng, đau họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt hoặc phát ban. Để biết chính xác con bạn có bị dị ứng hay không, nên đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây dị ứng. Những thứ dễ gây dị ứng thường có trong phấn hoa, thực phẩm, lông vật nuôi và bụi bặm.
❂ Viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm
➢ Đây đều có thể là nguyên nhân chính khiến con bạn bị ho dai dẳng. Cảm lạnh thường dẫn đến các cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm thường ở mức độ trầm trọng hơn. Nếu bị viêm thanh khí phế quản, trẻ sẽ ho nhiều vào ban đêm và thường đi kèm với triệu chứng khó thở. Những trường hợp nhiễm virus sẽ không được điều trị bằng kháng sinh, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát cơn ho cho con mình bằng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên.
Cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết có thể khiến bé ho lâu khỏi
❂ Hen suyễn
➢ Mặc dù không hiếm trường hợp ho do hen suyễn ở trẻ nhưng chúng ta sẽ khó chẩn đoán được bệnh vì các triệu chứng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Dấu hiệu dễ nhận diện nhất của ho do hen suyễn là khò khè tăng nặng vào ban đêm. Điều trị bệnh hen suyễn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bao gồm hạn chế khói, bụi, ô nhiễm không khí hoặc phấn hoa. Tốt nhất là bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bạn thấy con có các triệu chứng của hen suyễn.
❂ Dị vật đường hô hấp
➢ Khi bị mắc bất kỳ dị vật nào trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện là ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi hoặc vã mồ hôi. Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, con bạn có thể bị ho kéo dài và viêm phổi tái phát thường xuyên.
Bạn nên kiểm tra xem bé có bị mắc dị vật đường thở không
❂ Trào ngược acid dạ dày
➢ Đây không chỉ là bệnh lý phổ biến ở người lớn mà nó còn có thể gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ là ho, nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Việc điều trị trào ngược dạ dày còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, kỹ thuật y tế và các vấn đề khác.
❂ Xơ nang
➢ Bệnh lý này thường gặp ở trẻ em cùng các cơn ho có đờm vàng hoặc xanh nhạt và đó là những dấu hiệu nặng nhất mà bé gặp phải. Các triệu chứng khác của xơ nang như là viêm phổi tái phát và nhiễm trùng xoang, bé ít tăng cân và mồ hôi có vị mặn.
2. Phân biệt các loại ho thường gặp ở trẻ em
Mỗi loại ho sẽ có nguyên nhân và cách xử lý khác nhau. Sau đây là các loại ho thường gặp nhất ở trẻ.
❂ Ho khan
➢ Nguyên nhân thường đến từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, ho khan cũng có thể là triệu chứng sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
❂ Ho đờm
➢ Loại ho này thường được gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Cơn ho sẽ giúp loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.
Ho có đờm là tình trạng ho khá phổ biến ở trẻ nhỏ
❂ Ho gà
➢ Các dấu hiệu sớm của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên chúng sẽ ngày càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi trẻ nhỏ bị ho gà, âm thanh phát ra thường giống với những tiếng rít. Hậu quả khi không được điều trị kịp thời là thường xuyên khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.
3. Cần làm gì khi trẻ bị ho thường xuyên
➢ Nên để bé có thời gian được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thtăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình để nâng cao sức đề kháng nếu trẻ còn nhỏ. Bé nhà bạn cũng cần bổ sung nhiều nước cũng như các chất điện giải để chống lại nguy cơ bị nhiễm trùng.
➢ Tắm hơi cũng là một giải pháp giúp giảm cơn ho của bé. Bạn có thể thử ngồi với bé trong phòng tắm và dùng nước ấm hoặc nước nóng. Lượng hơi nóng sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Bố mẹ cũng nên thận trọng giữ bé tránh xa nguồn nước nóng để đề phòng bỏng.
➢ Sử dụng đúng liều tân dược đối với trẻ hoặc trẻ sơ sinh. Những loại thuốc giảm đau sẽ có tác dụng làm giảm cơn sốt của bé. Bạn có thể sử dụng paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai tháng trở lên nếu con được sinh ra sau 37 tuần và nặng hơn 4kg. Còn nếu trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi hoặc nặng hơn 5kg thì dùng ibuprofen.
➢ Nếu con của bạn đã hơn một tuổi thì có thể pha cho bé một ly nước ấm với mật ong và chanh. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng thức uống này, vì hệ miễn dịch của trẻ còn quá nhỏ nên chưa đáp ứng được các thành phần trong mật ong.
Nước chanh mật ong nóng có thể giúp tình trạng ho của con bạn được cải thiện
4. Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi trẻ bị ho
➢ Các loại kẹo ngậm hỗ trợ trị ho có thể làm giảm đau họng. Nhưng không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.
➢ Một số loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn có thể không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại.
➢ Tốt nhất vẫn nên sử dụng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ.
➢ Cần hạn chế các loại thực phẩm như: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích và thức uống có ga trong chế độ ăn uống của bé.
➢ Hãy chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn ít nhất 2 giờ trước khi ngủ. Nếu tình trạng ho tiếp tục không thuyên giảm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Nên kết thúc bữa ăn tối của trẻ trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ
➢ Ho là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì thế, bố mẹ nên dành thời gian tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cụ thể để dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng điều trị phù hợp.
Mật ong Manuka - Quà tặng từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị ho cho trẻ em
➢ Mật ong Manuka vốn nổi tiếng với chỉ số kháng khuẩn cao nhất thế giới, hỗ trợ kháng viêm, giảm đau hiệu quả cho nhiều lứa tuổi. Đối với trẻ nhỏ, thời điểm tốt và an toàn nhất để bắt đầu sử dụng mật ong Manuka là từ 2 tuổi trở lên.
➢ Mật ong Manuka có khả năng bù đắp năng lượng, tạo sự dẻo dai và và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. Các mẹ có thể lấy mật ong Manuka nguyên chất để pha nước ấm, thêm chút chanh tươi để trẻ uống giúp chống cảm cúm, cảm lạnh, giảm ho và đau rát họng cho bé mỗi khi thời tiết thay đổi.
Mật ong Manuka giúp cải thiện các vấn đề ở đường hô hấp của trẻ
→ Hiện nay, mọi người có thể tìm mua các sản phẩm mật ong Manuka chính hãng của Australia hoặc New Zealand tại website nhansamthinhphat.com. Vui lòng liên hệ hotline 0907799988 (điện thoại/ zalo) để được tư vấn và phục vụ tận tâm. Chúng tôi sẽ giao hàng nhanh trong ngày tại nội ô TPHCM, từ 2-4 ngày với các tỉnh thành khác.