Với 54 dân tộc cư trú khắp 63 tỉnh thành trên đất nước hình chữ S, thật khó để đưa ra kết luận tại Việt Nam có chính xác bao nhiêu ngày Tết. Người Việt thường cùng nhau đón nhiều ngày lễ Tết trong một năm, đó có thể là Tết của dân tộc Kinh, Hoa, Khơ Me,... Mỗi ngày lễ Tết đều có nguồn gốc, sự tồn tại khác nhau, do đó những ngày này cũng có những ý nghĩa và nét đặc trưng khác nhau.
Dưới đây là một số ngày Tết quan trọng và phổ biến, được nhiều gia đình Việt mong đợi nhất trong năm:
1. Tết Nguyên đán
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta, Tết Cả, Tết cổ truyền) được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa truyền thống người Việt. Đây là thời khắc quan trọng, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cây cỏ. Chữ "Tết" vốn được đọc chạy từ chữ "Tiết", "Nguyên" theo tiếng Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi bình minh, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".
Trong dịp Tết này, mọi người thường bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, vào ngày Tết Nguyên đán, ai ai cũng hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc và gác lại điều không may mắn trong năm cũ.
Đây cũng là cơ hội hiếm hoi để người thân quây quần, sum vầy gắn kết tình cảm thêm bền chặt, tinh thần thoải mái và tươi vui hơn. Các gia đình thường tụ họp chúc Tết, cùng nhau thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và cầu mong năm mới an lành, hạnh phúc.
Tết Nguyên đán có một trong những ngày tết vô cùng quan trọng trong văn hóa Việt Nam
2. Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên)
Đây là dịp Tết thường diễn ra vào ngày trăng tròn đầu tiên trong năm - Rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch). Tết Nguyên Tiêu phần lớn được tổ chức tại chùa chiền vì rằm tháng Giêng còn gọi là ngày vía Phật Tổ.
"Nguyên" trong tiếng Hán là thứ nhất, "tiêu" là đêm nên có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Ông bà ta có câu "Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" để cho thấy tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa nước ta.
Tùy vào phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của từng vùng mà mâm cỗ cúng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, điều cốt yếu là mâm cơm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu dành cho Phật, thánh, ông bà, tổ tiên với mong muốn cầu cho một năm bình an, nhiều tài lộc. Ngoài ra, trong ngày này còn có nhiều hoạt động lễ hội như thả đèn hoa đăng, múa lân,...
Còn với mâm cơm cúng gia tiên, các gia đình có điều kiện sẽ làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn trời đất, thần tiên, Phật thánh cũng như các vị anh hùng dân tộc. Nếu kinh tế gia đình không cho phép thì gia chủ chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt, hoa quả và mấy nén nhang cùng lòng thành là đủ.
Tết Nguyên Tiêu thường diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch tại các nơi thờ tự
3.Tết Hàn Thực
Mỗi năm cứ vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, người dân nước ta lại tất bật chuẩn bị đĩa bánh trôi bánh chay để cúng Tết Hàn Thực. Nguồn gốc của ngày tết ngày xuất phát từ một câu chuyện thời nhà Tấn ở Trung Quốc khi Tân Văn Công không may đốt rừng thiêu chết trung thần phò tá mình 19 năm trời Giới Tử Thôi. Để tưởng nhớ vị trung thần, vua Tấn đã ban lệnh từ 3/3 - 5/3 âm lịch hàng năm, người dân phải kiêng đốt lửa và chỉ được ăn đồ ăn nguội.
Dù có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng Tết Hàn Thực ở Việt Nam lại mang một ý nghĩa khác, phong tục cúng cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với văn hóa người Việt. Điển hình là chúng ta không kiêng lửa và mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường. Đặc biệt, ở Việt Nam không cúng để tưởng nhớ đến vị hiền sĩ Giới Tử Thôi mà Tết Hàn Thực của người Việt lại mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
Đa số người Việt cũng quen gọi Tết Hàn Thực là Tết bánh trôi, bánh chay. Việc dùng hai loại bánh này để cúng thể hiện nhiều thông điệp ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của văn hóa Việt, mang đậm tinh thần và bản sắc dân tộc. Bánh được làm từ bột gạo nếp thơm và là thành quả lao động vất vả của con cháu để dâng lên ông bà tổ tiên.
Tết Hàn Thực hay còn gọi là Tết bánh trôi bánh chay nhằm hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
4. Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh là ngày lễ nằm trong tiết Thanh Minh, 1 trong 24 tiết khí theo thiên văn phương Đông. Mặc dù không phải là ngày Tết lớn của dân tộc nhưng ngày này lại gắn liền với đạo đức và bổn phận làm con cháu, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, của những người đi trước. Đây cũng được xem là ngày giỗ tổ chung để mọi người báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn sinh thành của ông cha.
Với ý nghĩa hướng về nguồn cội, Tết Thanh Minh nhắc nhở mỗi người luôn nhớ về quê cha đất tổ. Tại nhiều địa phương, ngày này thường được người dân kết hợp với Tết Hàn Thực để tổ chức vào mùng 3/3 âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh minh đi theo quy luật vận hành của mặt trời chứ không theo mặt trăng nên nếu đúng thì nó sẽ rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư Dương lịch. Vào Tiết Thanh Minh, người dân có tục tảo mộ, sửa sang, làm cỏ các phần mộ, cúng cỗ và thắp hương để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
Tết Thanh Minh là ngày giỗ tổ chung để con cháu báo hiếu, đền đáp
công ơn sinh thành của ông cha
5. Tết Đoan Ngọ
Còn có tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm và người dân sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Theo dân gian tương truyền, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái và những thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc mọi người đau đầu không biết giải quyết như thế nào thì có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho người dân mỗi nhà lập một đàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.
Người dân đã làm theo và chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rã rượi. Lão ông còn căn dặn, sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, vì thế vào đúng ngày này mỗi năm cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng. Nhân dân biết ơn định cảm tạ thì ông lão sau đó đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng chọn ngày mùng 5 tháng 5 làm "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Tết Đoan Ngọ là ngày bắt và tiêu diệt bớt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng
6. Tết Trung Nguyên
Tết Trung Nguyên còn gọi là Tết Vu lan hay Tết rằm tháng bảy. Đây là một tháng vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Đó là tháng để con cháu tỏ lòng hiếu thảo, thành kính với ông bà tổ tiên và những người đã khuất.
Vào ngày rằm tháng bảy, các Phật tử cũng như những người con hiếu thảo sẽ bắt đầu tưởng nhớ tới tổ tiên bằng việc ăn chay niệm Phật, làm nhiều việc phúc đức. Ngoài nghi thức cúng bái ông bà tổ tiên tại nhà, các gia đình còn chuẩn bị một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh là những vong linh không nơi lương tựa.
Tết Trung Nguyên là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo
thành kính đối với ông bà tổ tiên đã khuất
7. Tết Trung Thu
Tết Trung Thu tại Việt Nam còn được gọi với tên thân thuộc là ngày Tết thiếu nhi, diễn ra vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm. Ngày này đánh dấu thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung Thu mang trong mình nhiều ý nghĩa đặc biệt, là dịp lễ để mọi người cùng nhau hướng về sự đoàn viên, sum vầy bên cạnh gia đình. Đồng thời cũng là dịp để trẻ em phá cỗ, thỏa thích dạo chơi, rước đèn bên mâm cỗ dưới ánh trăng rằm sáng tỏ.
Người ta thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu vào dịp này với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn. Có hai loại bánh đặc trăng trong ngày Tết Trung Thu là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng có vỏ bên ngoài làm bằng bột mì, nhân bên trong thập cẩm các loại như xá xíu, mứt bí, dăm bông… Còn bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh với nhân đậu xanh hoặc hạt sen tán nhuyễn.
Tết Trung Thu là cơ hội để các thành viên trong gia đình đoàn viên
sum vầy cùng nhau ăn bánh, thưởng trăng
8. Tết Táo Quân
23 tháng Chạp được xem là ngày vua bếp lên chầu Trời để tâu với Ngọc Hoàng việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Truyền thuyết xưa kể lại rằng có một cặp vợ chồng lấy nhau lâu nhưng mãi không có con nên khiến tình cảm nhạt phai. Một hôm, trong lúc cãi nhau người chồng đã đuổi người vợ ra khỏi nhà. Sau đó, người vợ gặp được một người đàn ông khác, hai người phải lòng nhau và đã quyết định nên duyên vợ chồng. Người chồng cũ ân hận nên đã đi tìm vợ khắp nơi, đến lúc hết tiền bạc đành phải đi ăn xin.
Một hôm, người vợ đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện này, nghi ngờ vợ. Người vợ cảm thấy khó xử, lao vào bếp lửa tự vẫn. Thấy thế, người chồng cũ nặng tình cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận cũng nhảy vào lửa. Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm vua bếp. Từ tích đó mới có tục thờ cúng Táo Quân và trong dân gian có câu: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà".
Mỗi năm cứ đến ngày này, các gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm ngựa (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đem đi đốt và 3 con cá chép được mang thả ra ao, hồ, sông. Ngoài vàng mã, gia chủ còn chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ gồm món mặn, món ngọt để cúng Tết Táo Quân.
Tết Táo Quân là ngày vua bếp lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn
cư xử của gia đình trong năm qua
Đón đầu xu hướng quà Tết 2024 với Hộp quà Tết sức khỏe cao cấp từ Thịnh Phát
➢ Tặng nhau giỏ quà Tết đã trở thành phong tục ý nghĩa của người Việt để bày tỏ tình cảm đến gia đình, đối tác, bạn bè,… trong dịp đầu năm mới. Hiện nay, quà tặng sức khỏe trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng vì sau đại dịch, sức khỏe trở thành điều mong mỏi lớn nhất mà ai cũng muốn nhận vào những ngày đầu xuân.
➢ Để bày tỏ tấm lòng thơm thảo, bạn có thể lựa chọn những món quà sức khỏe sang trọng, ý nghĩa như hồng sâm, đông trùng hạ thảo, yến sào, nấm linh chi,... Tuy nhiên, để đảo bảo an toàn và hiệu quả cho người dùng, bạn nên tham khảo lựa chọn những đơn vị bán hàng uy tín.
Hộp quà Tết sức khỏe Thịnh Phát có giá bán từ 1.700.000đ
★★★★★
➢ Thịnh Phát tự hào là một trong những địa chỉ mua sắm quà tết sức khỏe quen thuộc của người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Hiện tại, đã có hơn 500 mặt hàng chăm sóc sức khỏe chất lượng, chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu có mặt tại kệ hàng tết của Thịnh Phát. Quý khách có thể đặt hàng tại website nhansamthinhphat.com liên hệ hotline 0907799988 (điện thoại/ zalo) để được phục vụ nhanh chóng. Chúng tôi sẽ giao hàng nhanh trong ngày tại nội ô TPHCM và từ 2-4 ngày với các tỉnh thành khác.